UBND xã Thạch Hưng tập trung công tác bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, đảm bảo nhu cầu hoạt động tín ngưỡng cho bà con nhân dân trên địa bàn xã
Căn cứ Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc Ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh làm thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Ủy ban nhân dân xã Thạch Hưng ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn năm 2024, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Kế thừa việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân, các di tích lịch sử và kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Huy động sự đóng góp của toàn xã hội trong việc đầu tư trùng tu, tôn tạo, quản lý và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã.
3. Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong thời gian qua, từ đó xây dựng kế hoạch đề nghị công nhận và xếp hạng các di tích chưa được công nhân di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM.
- Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành hoạt động các di tích, từng bước phát triển theo hướng khai thác tiềm năng du lịch tại các điểm di tích.
- Tăng cường công tác quản lý các di tích lịch sử - văn hóa: đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, phát huy văn hóa truyền thống của di tích.
- Tập trung hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo, nâng cấp các hạng mục di tích lịch sử - văn hóa đã xuống cấp được phê duyệt theo đúng tiến độ, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho việc tu bổ, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng, di tích có nguy cơ xuống cấp.
- Tiếp tục tham mưu kế hoạch tôn tạo và nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa chưa được xếp hạng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Phân công thực hiện.
a) Công chức văn hóa - xã hội: - Chủ trì, phối hợp với ban ngành liên quan, Ban quản lý các di tích triển khai thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử trên địa bàn. - Tiếp tục tham mưu việc tu bổ, tôn tạo, nâng cấp các hạng mục di tích lịch sử - văn hóa. - Phối hợp với ban quản lý di tích tổ chức Lễ khai hạ, Lễ lục ngoạt đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, phát huy văn hóa truyền thống của di tích.
b) Công an xã: Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm di tích khi tổ chức các lễ tại di tích.
c) Ban biên tập truyền thanh cơ sở: Xây dựng nội dung tuyên truyền, quảng bá các di tích lịch sử văn hóa truyền thống trên địa bàn kết nối với việc phục vụ phát triển du lịch.
đ) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể xã: Phối hợp tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên, Nhân dân nâng cao nhận thức và tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ môi trường tại các điểm di tích văn hóa.
e) Các thôn:
- Phối hợp Ban ngành xã có liên quan và Ban quản lý di tích thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.
- Tuyên truyền Nhân dân nâng cao nhận thức và tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ môi trường tại các điểm di tích văn hóa
2. Kinh phí thực hiện. Nguồn kinh phí thực hiện: từ Ngân sách Nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác.